beemart.vn
Gợi ý mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất 2021

Gợi ý mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất 2021

Thứ Tue,
09/02/2021
(0) Nhận xét

Rằm tháng Giêng là dịp lễ mang ý nghĩa quan trọng của người Việt Nam, việc chuẩn bị mâm cỗ cúng trong ngày Rằm tháng Giêng đòi hỏi sự công phu, cẩn thận. Dưới đây là những Gợi ý mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất 2021 Beemart muốn chia sẻ tới các bạn. Cùng theo dõi bài viết nhé!

Gợi ý mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất 2021

Rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng 1 âm lịch. Năm 2021, Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 26/2 dương lịch.

Việc cúng Rằm tháng Giêng được xem là tín ngưỡng, tôn giáo lâu đời. Với mục đích bày tỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn những người trên đã phù hộ cho gia đình, con cháu được mạnh khỏe, học tập thành tài, làm ăn phát đạt trong năm. Nên nó càng có ý nghĩa quan trọng trong tâm linh của mỗi gia đình.

Cúng Rằm tháng Giêng các gia đình thường sắm hai lễ cúng: Lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên. Cúng Phật là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến. Cúng Gia tiên vào giờ Ngọ, là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn của ngày Tết.

Vậy mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất 2021 sẽ gồm những gì?

Gợi ý mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng

Mâm cúng phật bao gồm:

Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Phật vào ngày Rằm tháng Giêng không cần quá cầu kỳ nhưng cả gia đình phải ăn chay để cầu mong may mắn, giải hạn cho cả năm. Cụ thể, lễ vật dâng cúng thường là hoa quả, chè xôi, nem chay, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu.

Ngày nay, trong mâm cỗ cúng Phật, nhiều gia đình thường có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.

>>> Xem thêm cách làm bánh trôi thơm ngon TẠI ĐÂY

Mâm cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Bên cạnh đó, ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Ngoài bánh trôi, bánh bao đào tiên, bánh đồng tiền hũ vàng, thỏi vàng cũng được nhiều chị em lựa chọn để đưa lên mâm cúng lễ.

Với cách làm đơn giản, bạn hoàn toàn có thể làm được những món bánh này ngay tại nhà để thể hiện sự thành tâm, thành ý của mình nhé.

Xem cách làm bánh hũ vàng, thỏi vàng TẠI ĐÂY

Xem cách làm bánh bao đào tiên TẠI ĐÂY

Mâm lễ cúng gia tiên

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món. Trong đó, 4 bát gồm:

Bát canh ninh măng

Bát canh bóng

Bát canh miến 

Bát canh mọc

Hơn thế nữa, gia chủ cũng không cần dùng bát to mà chỉ cần cho vào những chiếc bát vừa phải để cúng gia tiên là đủ.

6 đĩa gồm:

Thịt gà hoặc thịt lợn luộc

Giò hoặc chả

Nem thính hoặc đĩa xào

Dưa muối (có thể dùng dưa hành)

Xôi hoặc bánh chưng

Nước chấm

Bên cạnh đó, mâm cơm cúng gia tiên cần phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành và vị ngọt của bánh. Tất cả các vị này sẽ tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm, an lành và xua đi những đen đủi.

Ngoài ra, trong quan niệm của người Việt, mỗi gia đình nên làm lễ cúng vào lúc chính Ngọ tức là 12 giờ trưa. Bởi đây là lúc Phật hiển linh nên mọi người có thể "cầu được ước thấy", hoàn thiện tâm niệm như ý muốn.

Tùy vào điều kiện của gia đình, các gia đình không nhất thiết phải sắm sửa mâm cao cỗ đầy mà quan trọng nhất là thành tâm.

Các gia đình có thể dâng cúng đĩa xôi gấc, bánh chưng cùng với một khoanh giò trên bàn thờ gia tiên, mong một năm đầu xuôi đuôi lọt, mọi sự hanh thông.

Còn khi chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, món quan trọng nhất là gà trống - được coi là vật cúng tế linh thiêng.

Khi chọn gà cần chọn gà mã đẹp, mào cờ tức là mào to và đỏ chót, gà phải là gà chưa đạp mái (gà trống hoa) hoặc gà trống thiến với ý nghĩa khỏe mạnh và tinh khiết, có lông màu lửa, đuôi đẹp, ức vươn lên, cựa mới nhú, lườn không nhọn để khi luộc lên con gà sẽ có tướng đẹp.

Các bà nội trợ cũng có thể tùy nghi biến tấu sao cho mâm cỗ gia đình phong phú, phù hợp với khẩu vị riêng của gia đình.

Người làm cỗ có thể làm các món có tính mát, dễ ăn, sau khoảng thời gian bổ sung quá nhiều bánh chưng, giò chả, đồ xào mỡ dịp Tết Nguyên đán, ví dụ như các món cá hấp, cá nấu riêu kèm thêm rau sống.

Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày nào, giờ nào là tốt nhất?

Người Việt sẽ tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào chính rằm, tức ngày 15/1 âm lịch.

Sở dĩ cúng chính rằm bởi theo quan niệm thì đây là ngày trăng sáng nhất của năm. Vào thời điểm trăng mọc này, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, cả năm may mắn, bình an.

Cúng Rằm tháng Giêng nên cúng vào buổi sáng sớm hoặc lúc chính Ngọ là tốt nhất.

Với các gia đình quá bận rộn thì có thể sắp xếp cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 âm lịch. Thời điểm cúng không quá bắt buộc, miễn là trước 19 giờ ngày 15/1 là được.

Dưới đây là gợi ý các khung giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng cho cả 2 ngày 14 và 15 tháng Giêng.

- Ngày 14/1 tức 25/2 dương lịch

Gia chủ có thể chọn cúng rằm vào 4 khung giờ là: Thìn (7 - 9 giờ); Tỵ (9 - 11 giờ), Thân (15 - 17 giờ), Dậu (17 - 19 giờ).

- Ngày 15/1 tức 26/2 dương lịch

Đối với các gia đình chọn cúng Rằm tháng Giêng vào chính rằm thì có thể tham khảo 3 khung giờ đẹp trong ngày là: Thìn (7 - 9 giờ), Ngọ (11 - 13 giờ), Mùi (13 - 15 giờ).

 

Trên đây là những gợi ý về mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng Beemart muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

Để mua các nguyên liệu làm bánh bao đào tiên, bánh hũ vàng, thỏi vàng,.. thì đừng quên ghé qua Beemart để nhận giá tốt và nhiều ưu đãi nhé!

Tải ứng dụng beemart

Tải App Beemart Tải App Beemart
popup

Số lượng:

Tổng tiền: