beemart.vn
Tết Đoan Ngọ là ngày nào? Ở Miền Nam thì Tết Đoan Ngọ cúng gì?

Tết Đoan Ngọ là ngày nào? Ở Miền Nam thì Tết Đoan Ngọ cúng gì?

Thứ Thu,
10/06/2021
(0) Nhận xét

Là người Việt Nam, chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với ngày lễ Tết Đoan Ngọ hay Tết diệt sâu bọ. Mặc dù nghe nhiều nhưng không phải ai cũng biết Tết Đoan Ngọ là ngày bao nhiêu cũng như vào ngày này phải ăn gì, làm gì. Trong bài biết này, Beemart sẽ cùng bạn tìm hiểu về ngày lễ đặc biệt này và xem xem mâm cúng ở miền Nam có những gì nhé!

Tết Đoan Ngọ là ngày nào? Ở Miền Nam thì Tết Đoan Ngọ cúng gì? 

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, đây là một trong những ngày lễ truyền thống không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên hay Hàn Quốc.

Ở mỗi nước Tết Đoan Ngọ lại gắn liền với một câu chuyện khác nhau tùy vào văn hóa của mỗi dân tộc. Vậy nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam là từ đâu?

Sự tích ra đời ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ lại lũ lượt kéo đến ăn hết trái cây và thực phẩm đã thu hoạch. Khi người dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bộ này thì bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng và Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản bánh tro, trái cây sau đó ra trước nhà để cúng bái. Mọi người lần lượt làm theo thì chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rũ rượi. Ông lão còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là “Tết Diệt sâu bọ”, có người gọi là “Tết Đoan Ngọ” vì cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Tết Đoan Ngọ 2023 là ngày bao nhiêu?

Tết Đoan Ngọ năm 2023 diễn ra vào ngày 5/5 Âm lịch tức là rơi vào thứ 5 ngày 22/6 Dương lịch.

Trong Miền Nam Tết Đoan Ngọ cúng món gì?

Bên cạnh ý nghĩa tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng thì người Việt còn cho rằng đây là dịp để giải trừ bệnh tật trong thời gian giao mùa.

Người xưa quan niệm bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mùng 5 tháng 5, các loại ký sinh này thường ngoi lên và đây là thời cơ để con người ăn những thức ăn có vị chua, chát để loại bỏ chúng. Chính vì thế, tùy theo tập quán của mỗi địa phương lại có món đồ cúng khác nhau

Ở các tỉnh miền Nam thì rượu nếp Nam, bánh ú tro, bánh bá trạng, xôi vò, chè trôi nước và trái cây là những món không thể thiếu trên mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ. 

Rượu nếp (Cơm rượu): Theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hoà với men cay của rượu có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh trong cơ thể. Gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp cẩm hoặc nếp cái hoa vàng, ngon nhất là gạo nếp lứt, hạt nâu vàng, óng ả. Gạo được nấu và để ủ lên men cho ra những hạt cơm chắc và dẻo, quyện với men rượu đượm hương thảo dược, cay nhẹ nhưng vẫn để lại dư vị ngọt trên đầu lưỡi.

Khác với miền Bắc và Trung, cơm rượu miền Nam sẽ dạng hình tròn và không tách rời nhau. Rượu dậy mùi, người ta thường thêm nước đường vào và có thể ăn cùng xôi vò.

>>> Xem thêm: Cách làm cơm rượu nếp đúng chuẩn 3 miền Bắc - Trung - Nam

Bánh ú tro là phiên bản Nam Bộ của bánh tro miền Bắc, bánh vốn chứa chất kiềm nên khi ăn lúc trời nóng sẽ làm mát cơ thể.

>>> Xem thêm: 2 cách làm bánh ú truyền thống thơm ngon cho Tết Đoan Ngọ

Bánh bá trạng hay còn gọi là bánh ú bá trạng có nguồn gốc từ người Hoa, bánh có dạng hình tam giác, phần nhân bao gồm lớp gạo nếp dẻo mềm ở bên ngoài bọc lấy các loại nhân: đậu xanh, thịt ba chỉ, nấm, trứng muối,... 

>>> Xem thêm: Bánh bá trạng và cách làm cổ truyền của người Hoa

Chè trôi nước, xôi gấc

>>> Xem thêm: 2 cách làm chè trôi nước mới - lạ miệng, siêu ngon, siêu béo ngậy

Trái cây: Các loại trái cây chủ yếu được sử dụng là hoa quả mùa hè, có tính nóng, tươi ngon, vị chua ngọt như mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu.

Như vậy, có thể nói Tết Đoan Ngọ là Tết giữa năm, trước là tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong mùa màng bội thu không bị sâu bọ phá hoạt, sau là ước mong chữa bệnh, cầu sức khỏe. Nó gắn với tín ngưỡng của cả cộng đồng, trở thành một lễ Tết truyền thông nên chuẩn bị một mâm cỗ cúng đầy đủ, chu đáo và thành tâm là điều không thể thiếu.

Trên đây là những gợi ý về mâm cỗ cúng ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 tại miền Nam mà Beemart muốn chia sẻ. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. 

Năm nay ngày Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày trong tuần (thứ 6) vậy việc chuẩn bị một mâm cúng lễ đầy đủ sẽ khá là khó khăn và tốn nhiều thời gian. Để vẫn có một mâm cúng lễ đầy đủ, thơm ngon, bắt mắt trong ngày này mà tiết kiệm thời gian thì đừng bỏ qua những Set đồ cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ, chất lượng tại Beemart nhé!

Xem thêm: >> Set đồ dâng lễ ngày Tết Đoan Ngọ đầy đủ tại Beemart

-------------------------------------------------------------------

Beemart cung cấp đầy đủ các nguyên liệudụng cụ làm bánh CHÍNH HÃNG khác với GIÁ VÔ CÙNG TỐT. Tải app Beemart ngay hôm nay để mua sắm tiện lợi - dễ dàng và update thông tin làm bánh nấu ăn được nhanh nhất nhé !

App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH

👉 Tải app để mua sắm tiện lợi hơn TẠI ĐÂY!

☎️ Hotline hỗ trợ: 1900.636.546 

Tải ứng dụng beemart

Tải App Beemart Tải App Beemart
popup

Số lượng:

Tổng tiền: