-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thắp hương rằm tháng 8 cần chuẩn bị những gì? Mách bạn 3 điều cần làm cho lễ Trung Thu
Thứ Wed,
25/07/2018
(0) Nhận xét
Thắp hương ngày Rằm tháng 8 là một nét văn hóa đẹp của người Việt, thể hiện sự báo hiếu, biết ơn tới các bậc bề trên, ông bà, cha mẹ. Chính vì vậy việc chuẩn bị mâm cỗ tươm tất cho ngày lễ này được nhiều gia đình coi trọng và lưu truyền từ đời này qua đời khác. Beemart sẽ mách bạn cách chuẩn bị mâm lễ, bài văn khấn rằm tháng 8 đầy đủ, trọn vẹn ngay sau đây nhé!
- Trung thu 2022 là ngày nào? Ý nghĩa và phong tục cổ truyền
- Sự khác biệt giữa bánh trung thu truyền thống và bánh trung thu hiện đại
- Bánh trung thu truyền thống Bảo Phương và Như Lan có gì hấp dẫn
1. Thắp hương rằm Tháng 8 gồm những gì
Rằm Tháng 8 còn là ngày thể hiện phong tục, truyền thống của người Việt như chăm sóc, báo hiếu, biết ơn ông bà, cha mẹ; hoặc là ngày đoàn viên để những người đi xa tứ xứ trở về quê hương đoàn tụ. Cũng chính vì lẽ đó, từ xa xưa, người Việt rất coi trọng việc sắm lễ, cúng bái cũng như trang trí mâm cỗ Trung thu.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì mọi thứ cũng đã được tối giản. Thế nhưng, một mâm cỗ cúng rằm Trung thu hoàn chỉnh cũng như các bước sắm lễ, cúng bái vẫn không thể thiếu được những điều dưới đây:
Mâm cúng gia tiên
Mỗi nhà hay mỗi vùng miền có cách sửa soạn mâm cỗ thắp hương rằm tháng 8 khác nhau. Nhưng mâm cỗ gia tiên về cơ bản sẽ gồm có:
- Hương
- Hoa
- Đèn
- Nến
- Xôi cốm
- Gà luộc
- Đĩa quả
- Trầu cau
- Tiền vàng
- 1 chén rượu, 1 chén trà, 1 chén nước
- 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
- Bánh nướng, bánh dẻo đặc trưng của Trung Thu
Tùy vào điều kiện của từng gia đình có thể chuẩn bị thêm 1 mâm cơm với các món ăn đơn giản hàng ngày để dâng lên tổ tiên thể hiện lòng biết ơn và sự thành kính.
Mâm cỗ trông trăng
Mâm cỗ trông trăng không cần phải bày lên ban thờ, chỉ cần chuẩn bị một chiếc bàn rộng để ngoài sân hoặc trong nhà. Mục đích là để các thành viên quây quần cùng đón Trung Thu. Mâm cỗ thường sẽ có những loại quả, trái cây như sau:
- Mâm ngũ quả đặc trưng của mùa thu: Chuối chín, bưởi mang điều tốt lành, xen kẽ là những trái hồng ngâm đỏ mang hi vọng, trái na mang ước nguyện sinh sôi, trái lựu chứa ngọt ngào và may mắn.
- Bánh trung thu: bánh nướng, bánh dẻo không thể thiếu trong ngày rằm tháng 8.
- Trà ướp sen để thưởng thức cùng bánh trung thu.
- Đèn trang trí: đèn ông sao, đèn ông sư, đèn kéo quân, mặt nạ đầu lân
Nếu bên Trung Quốc hay các nước châu Á khác, Tết Trung thu dành cho gia đình thì ở Việt Nam, Tết Trung thu thường là dành cho trẻ em. Tuy nhiên, trên mâm cỗ Trung thu của người Hà Nội xưa (khoảng thế kỷ 17 - 18) ngoài những món ăn trẻ nhỏ thích để phá cỗ, người lớn cũng có 1 - 2 món mặn để vừa nhắm rượu vừa trông trăng.
Bốn phẩm vật của Tết Trung thu được trẻ em ngày xưa ưa chuộng nhất là bánh Trung thu, con giống bột (bánh chim cò), ông tiến sĩ giấy và đèn lồng phết giấy để rước cùng các đám múa lân sư tử. Khi trăng đã tỏ, thường là khoảng 8h tối, sau khi cúng Rằm xong, các trẻ em sẽ bắt đầu phá cỗ, vui chơi, ca hát rất vui vẻ.
2. Văn khấn rằm Tháng 8
Theo phong tục của người Việt không thể thiếu văn khấn Rằm Tháng 8 để thể hiện những lời khấn vái tổ tiên, mong ước những điều tốt lành. Để lễ cúng tươm tất, lời khấn vái trôi chảy bạn có thể tham khảo bài cúng rằm tháng 8 dưới đây nhé!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật.
- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại
Tín chủ / Chúng con là: ...
Ngụ tại: ...
- Hôm nay là ngày rằm Tháng 8 gặp tiết Trung thu, Tín chủ / Chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
- Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
- Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội, ngoại, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
- Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
- Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
(Nguồn: Sưu tầm)
Hi vọng với những chia sẻ từ Beemart bạn đã biết cách chuẩn bị những gì thắp hương rằm tháng 8 rồi phải không. Bên cạnh đó bánh trung thu handmade đang rất được ưa chuộng. Bởi không chỉ an toàn, mà còn là tâm của người con muốn dâng lên tổ tiên, và chưa dựng tình cảm đoàn viên, sum vầy cùng gia đình.
Để giúp bạn có thể tự làm ra những chiếc bánh trung thu truyền thống thơm ngon, không tốn nhiều thời gian, công sức, phù hợp với nhịp sống hối hả, Beemart có sẵn các set nguyên liệu làm bánh trung thu vô cùng tiện lợi.
Hãy cùng chúng mình vào bếp và trổ tài nhé!
-------------------------------------------------------
Beemart cung cấp đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ làm bánh CHÍNH HÃNG khác với GIÁ VÔ CÙNG TỐT. Tải app Beemart ngay hôm nay để mua sắm tiện lợi - dễ dàng và update thông tin làm bánh nấu ăn được nhanh nhất nhé !
App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH
Tải app để mua sắm tiện lợi hơn!
Hotline hỗ trợ: 1900.636.546