-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sên nhân không hề dễ như bạn tưởng
Thứ Fri,
12/07/2019
(0) Nhận xét
Sên nhân là một trong những bước không thể thiếu khi bạn quyết định tự làm bánh Trung thu tại nhà từ A-Z. Không phải ai cũng có thể thành công, không gặp chút trục trặc nào khi sên nhân đâu nhé. Theo bạn, các lỗi thường gặp khi sên nhân là gì và cách khắc phục như thế nào?
Sên nhân là gì
Sên nhân bánh trung thu là một công đoạn bắt buộc khi bạn có ý định làm bánh tại nhà. Hiện nay trên thị trường có những loại nhân bán sẵn. Tuy nhiên nếu các sản phẩm nhân sên sẵn ở nơi bạn ở không có nguồn gốc và chất lượng rõ ràng thì bạn hãy tự làm nhân để làm bánh trung thu nhé. Theo mình tự làm đầy đủ các công đoạn tại nhà là một thú vui nho nhỏ. Nếu ai cũng mua đồ bán sẵn và về nhà chỉ “ráp” các thành phần vào với nhau thì việc này đã không còn quá ý nghĩa nữa rồi.
Cách sên nhân bánh trung thu cũng không phải là quá khó, chỉ là lỉnh kỉnh và mất thời gian một chút. Nhân sên thường có các loại cơ bản: thập cẩm , đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen, khoai môn, khoai lang,... Sau đó tùy vào khẩu vị và sử thích mà chúng ta có thể mix cùng các nguyên liệu khác như trà xanh, hạt chia,...
Tuy nhiên khi bắt tay vào làm các bạn sẽ gặp một chút trở ngại đó nhé.
Lỗi thường gặp khi sên nhân
Khi sên nhân nhuyễn
Nhân bị tươm dầu
Đây là thường gặp khi sên nhân nhuyễn, không chỉ đối với bạn "gà mờ" mà với cả những người đã làm nhiều lần.
- Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tươm dầu ở nhân:
- Cho quá nhiều dầu.
- Cho dầu vào quá muộn, khi nhân đã bắt đầu đặc lại.
- Xay nhân với quá ít nước, khi cho nhân lên sên thì nhân đã trong trạng thái hơi sệt lại. Khi này mới cho dầu thì rất dễ có hiện tượng tươm dầu.
- Đổ hết dầu trong cùng một lúc khiến dầu không kịp quyện với nhân.
- Sên nhân trên lửa lớn, thời gian sên nhân quá nhanh…
Cách khắc phục:
- Sử dụng lượng dầu vừa đủ với lượng lượng nhân.
- Cho dầu vào sên cùng với nhân càng sớm càng tốt, khi hỗn hợp nhân còn lỏng. Khi sên cho từng chút dầu vào. Không cho hết lượng dầu vào cùng một lúc.
- Nên sên nhân ở lửa nhỏ.
Nhân bị khô
Nguyên nhân:
- Lượng dầu cho vào sên cùng chưa đủ với lượng nhân bạn có.
- Cho quá nhiều bột mì hay bột bánh dẻo vào sên, khi để lâu ngoài không khí rất nhanh bị khô.
- Nhân không được bao bọc kỹ khi bảo quản.
Cách khắc phục:
- Áp dụng một công thức sên chuẩn với lượng dầu phù hợp
- Xay nhân với nhiều nước để nhân vừa nhanh nhuyễn, vừa không bị tươm dầu. Tuy nhiên cũng không nên cho quá nhiều nước vì sẽ làm tăng thời gian sên nhân của bạn lên rất nhiều.
- Cho một lượng bột vừa đủ để nhân đứng và mềm mịn, không nên lạm dụng quá nhiều bột
- Trước khi bao nhân nên bảo quản nhân bằng nilon thực phẩm tránh để tiếp xúc trực tiếp quá lâu với không khí.
Khi sên nhân thập cẩm
Nhân bị rời rạc
- Nguyên nhân: Với nhân thập cẩm, các nguyên liệu thường sẽ được cắt hạt lựu hoặc đập vụn để khi nắm chúng có thể kết dính lại với nhau nhờ nước sốt trộn nhân và bột bánh dẻo. Tuy nhiên nếu thái nhỏ hay đập vụ quá thì khi ăn khó phân biệt được các vị, còn nếu kích thước nguyên liệu quá lớn thì khiến chúng khó kết lại với nhau. Do đó mà phần nhân sẽ bị rời rạc.
Cách khắc phục: Không nên thái, nghiền nhân nát quá, cũng không nên để to quá. Chọn một kích thước vừa đủ để nhân vừa có độ kết dính tốt, không bị rời rạc khi cắt bánh, vừa có thể phân biệt được các vị khi thưởng thức.
Nhân có nhiều mùi bột
- Nguyên nhân: Cho quá nhiều bột bánh dẻo.
Cách khắc phục: Không cần cố định lượng bột bánh dẻo theo công thức và cũng không nên cho hết vào cùng một lúc mà chỉ nên cho từng chút một vào nồi nhân. Vừa cho vừa trộn đều đến khi nào thấy đủ độ kết dính thì dừng lại. Thông thường khi dùng thìa ép thử nhân vào thành nồi, thấy nhân dính lại thành một khối là ổn. Không nên cho quá nhiều bột bánh dẻo vì nhân thành phẩm sẽ nồng mùi bột và bị khô cứng khi nguội.
Mong rằng với những tips trên đây, việc sên nhân của bạn sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhé. Nếu gặp trục trặc cũng không nên quá lo lắng, hãy làm theo những cách khắc phục phía trên nhé. Chúc các bạn thành công.