-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Gợi ý các ý tưởng tổ chức Trung thu cho thiếu nhi ngày Tết Đoàn viên
Thứ Mon,
14/08/2023
(0) Nhận xét
Dịp Tết Đoàn viên đang tới gần, việc tổ chức Trung thu là hoạt động không thể thiếu dành cho thiếu nhi vào trung tuần tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây không chỉ là dịp người lớn thể hiện sự quan tâm tới con trẻ, đây còn là cơ hội đoàn viên và là sân chơi để các em nhỏ có cơ hội tìm hiểu về các phong tục truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên để tổ chức trung thu một cách đủ đầy, vừa mang màu sắc văn hóa lại có hơi hướng hiện đại hiện là điều không phải đơn vị nào cũng thực hiện được. Bởi vậy, để Beemart giới thiệu tới bạn một vài ý tưởng tổ chức Trung thu cho thiếu nhi nhé!
Tết Trung thu là dịp để các bậc phụ huynh, doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đến con em mình với mục đích tạo ra sân chơi lành mạnh cho các bé, giải trí sau những giờ học tập căng thẳng. Các bé có thể giao lưu, kết bạn với nhiều bạn mới, được học thêm nhiều điều bổ ích. Là dịp để quý phụ huynh gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cái.
Ý nghĩa của việc tổ chức Trung thu cho thiếu nhi
Tổ chức lễ Trung Thu cho thiếu nhi không chỉ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho các em mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về truyền thống văn hóa và giáo dục. Việc tổ chức Trung thu cho thiếu nhi mang nhiều ý nghĩa như:
- Kết nối gia đình và tạo gắn kết: Lễ Trung Thu là dịp để gia đình tụ họp, cùng nhau chuẩn bị, làm bánh và tham gia các hoạt động vui chơi. Qua đó, trẻ em có cơ hội học hỏi và tạo kết nối sâu hơn với bậc cha mẹ và người thân.
- Bảo tồn và phát huy truyền thống: Lễ Trung Thu giúp trẻ em hiểu rõ hơn về các phong tục, truyền thống và giá trị văn hóa của dân tộc. Các hoạt động như đèn ông sao, đốt lồng đèn và nhảy múa múa lân góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống quý báu.
- Phát triển các kỹ năng xã hội và sáng tạo: Qua việc tham gia các hoạt động như trang trí lồng đèn, tự tay làm bánh Trung Thu hay tham gia các trò chơi dân gian, trẻ em có cơ hội phát triển kỹ năng xã hội, tư duy sáng tạo và tương tác xã hội.
- Khuyến khích tình yêu đối với văn hóa dân tộc: Lễ Trung Thu thường liên quan đến những câu chuyện thần thoại về cách mặt trời và mặt trăng tương tác, thể hiện sự đoàn kết và tương thân tương ái. Qua đó, trẻ em được khuyến khích yêu quý đất nước và biết trân trọng tình thân thuộc, tình bạn bè.
- Giáo dục tinh thần đồng đội và chia sẻ: Lễ Trung Thu thường đi kèm với việc chia sẻ bánh Trung Thu và quà tặng với bạn bè và người thân. Điều này giúp trẻ em hiểu về tình thần đồng đội, chia sẻ và tôn trọng người khác.
- Tạo niềm vui và kỷ niệm: Lễ Trung Thu là một dịp thú vị, tạo niềm vui và kỷ niệm đáng nhớ trong tuổi thơ của trẻ em. Những khoảnh khắc vui vẻ, những trò chơi và hoạt động cùng gia đình và bạn bè sẽ là những kỷ niệm đẹp suốt đời.
- Phát triển ý thức về tôn trọng môi trường: Việc sử dụng đèn ông sao truyền thống bằng các nguyên liệu tự nhiên như tre, giấy và nến thảo dược khuyến khích trẻ em học cách tôn trọng môi trường và sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững.
Tổ chức tết Trung thu truyền thống
Tổ chức lễ Trung Thu cho thiếu nhi mang đến nhiều giá trị quý báu và giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện về mặt văn hóa, tinh thần và xã hội.
Những ý tưởng tổ chức Trung thu hấp dẫn cho thiếu nhi
Tổ chức trung thu cho các em nhỏ là chuỗi các hoạt động đa dạng, trong đó có những trò chơi dân gian, nhưng cũng có những tiết mục văn nghệ mang màu sắc của hiện đại. Có nhiều cách để tổ chức trung thu nhưng thời gian gần đây, các cụm dân cư, nhóm hội, các đơn vị thường lồng ghép sự truyền thống và hiện đại trong ý tưởng tổ chức Trung thu của mình. Theo đó, những ý tưởng tổ chức đêm hội trăng rằm có thể kể tới như:
1. Lễ rước đèn Trung thu
Nét đặc sắc nhất trong tết Trung thu chính là hoạt động rước đèn. Xưa kia đèn trung thu chỉ được làm từ những nguyên liệu thô sơ như vỏ bưởi, tận dụng những hộp xà phòng, hộp sữa,... thì hiện nay, trên thị trường luôn có sẵn muôn vàn loại đèn lồng nhiều màu sắc. Trong số đó, loại đèn truyền thống nhấ và đi cùng năm tháng vẫn là đèn ông sao. Thắp nến để chiếc đèn bừng lên sắc màu rất vui mắt, đứa trẻ nào cũng mong được cầm đèn ông sao đi dưới ánh trăng rằm, miệng ca hát những ca khúc quen thuộc. Đây sẽ trở thành một ký ức không thể quên trong quá trình trưởng thành của các bé.
Lễ rước đèn Trung thu
2. Rộn ràng múa lân - đặc trưng của mùa Trung thu
Tại nhiều vùng, mỗi khi Trung thu đến không thể không có tiếng trống rộn ràng của đội múa lân. Thậm chí nhiều đội lân chỉ đợi đèn đường bật sáng là nổi trống đi khắp các con đường, phố nhỏ,... Từng nhịp trống, nhịp nhảy, những điệu múa lân mang đến sự tươi vui, rộn ràng, may mắn cho tất cả mọi người.
Múa lân là đặc trưng của mùa Trung thu.
3. Các tiết mục văn nghệ hấp dẫn ngày Tết Trung thu
Nếu chỉ có tiếng trống múa lân, bữa tiệc ngày Tết Trung thu còn chưa đủ đầy, bởi âm thanh sôi động đêm trăng rằm còn có lời ca tiếng hát, những điệu múa uyển chuyển do chính các em nhỏ biểu diễn. Dù có thể chỉ là những tiết mục "cây nhà lá vườn" nhưng đằng sau những tiết mục là nỗ lực tập luyện, mong muốn được tỏa sáng của các em nhỏ. Những hoạt động này cũng là sự kiện thúc đẩy để các bé tự tin thể hiện những tài lẻ của mình.
Văn nghệ ngày trung thu
4. Tổ chức các trò chơi dân gian
Để tăng tính gắn kết cho những bạn nhỏ tham gia chương trình Tết Trung thu thì việc tổ chức các trò chơi truyền thống là một lựa chọn thú vị và cần thiết. Có những trò chơi đòi hỏi sự vận động như kéo co, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuổi,... sẽ giúp các em nhỏ có những giờ phút thoải mái cùng bạn bè. Không cần TV, không cần Internet, những trò chơi dân gian vẫn có sức hấp dẫn vô cùng đối với các em nhỏ.
Đập niêu - một trò chơi dân gian thú vị ngày Tết Trung thu
5. Phá cỗ linh đình
Phá cỗ thường là hoạt động chốt lại chương trình Trung thu tràn đầy niềm vui. Cỗ Trung thu có thể to hoặc nhỏ, tùy vào điều kiện tổ chức nhưng nó đều mang lại sự phấn khởi cho những người tham gia. Thông thường, những mâm cỗ này được cúng tế trời đất, tổ tiên với ước vọng về một cuộc sống an yên, khỏe mạnh, mọi sự tốt đẹp. Từ đó, việc phá cỗ này giống như một cách để thụ lộc vậy.
Phá cỗ trăng rằm
Các bước lên kế hoạch để được tổ chức được tiệc trung thu độc đáo
Lên kế hoạch tổ chức là điều gần như bắt buộc và đầu tiên nếu bạn muốn có được một chương trình có sức hút và tạo dấu ấn. Với các chương trình trung thu lại càng cần một kế hoạch cụ thể và rõ ràng, cần có sự tỉ mỉ vì đối tượng chính tham gia là các bé nhỏ vốn rất hiếu động. Kế hoạch tổ chức trung thu có thể bao gồm:
1. Khâu lên kịch bản tổ chức chương trình một cách chi tiết
Một chương trình trung thu được tổ chức bài bản, khoa học sẽ được xây dựng dựa trên kịch bản hấp dẫn. Theo đó, nhiều nhân vật bước ra từ tiểu thuyết như ông trăng, chị Hằng, chú Cuội và bạn thỏ ngọc đáng yêu. Những tích truyện cổ có thể được tái hiện dưới dạng những vở kịch, những bài thuyết trình sinh động giúp các em nhỏ có sự phân biệt và nhớ đến Tết Trung thu với những nét độc đáo riêng.
Kỹ càng cho những tình huống, lên kịch bản cho buổi tiệc
2. Dự kiến địa điểm tổ chức
Không giống các chương trình khác, chương trình trung thu đòi hỏi một không gian tương đối rộng, thoáng mát để tổ chức được các trò chơi mang tính vận động cao. Bạn có thể tổ chức trong nhà hay ngoài trời, chỉ cần đảm bảo rằng chương trình sẽ không bị gián đoạn nếu có sự thay đổi thời tiết trong phạm vi cho phép.
Dự kiến địa điểm tổ chức
Trung thu thường rơi vào mùa mưa bão, vì vậy, nên có phương án dự phòng tổ chức một vài hoạt động trong nhà và ngoài trời đan xen nhau. Các hoạt động ngoài trời cũng cần tính đến các yếu tố lều, bạt phòng khi mưa nắng. Thêm nữa, do nhân vật chính của buổi lễ là các em nhỏ, vì vậy khi lựa chọn địa điểm tổ chức, bạn nên lưu ý không tổ chức ở những điểm quá cao, những điểm gần ao hồ mà không có phân cách. Địa điểm tổ chức buổi lễ trung thu cần có sự rà soát và loại trừ các yếu tố rủi ro.
3. Thời gian tổ chức
Thông thường, chúng ta vẫn quan niệm nên tổ chức trung thu vào đúng ngày trăng tròn nhất năm, tuy nhiên, bạn cũng có thể tổ chức sớm hoặc muộn hơn một vài ngày vào dịp cuối tuần để các em nhỏ và cả các bậc phụ huynh có thể tham gia. Điều quan trọng nhất là cần đa dạng hoạt động, cũng như có tính gắn kết giữa các đối tượng tham gia, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi.
Cân nhắc thời gian tổ chức tiệc trung thu
4. Xác định số lượng bé nhỏ tham gia cùng các khách mời
Việc xác định số lượng bé tham gia chỉ mang tính ước lượng nhưng lại có thể giúp lên một chương trình cụ thể nhất. Từ đây bạn có thể dự trù các trò chơi, chuẩn bị các phần quà, có những phương án tổ chức ăn uống phù hợp. Nên thông báo sớm hơn ngày tổ chức tiệc trung thu 1 tuần để các bậc phụ huynh có sự chủ động sắp xếp các chương trình cũng như việc học tập của các bé để có thể tham gia trọn vẹn mà không lăn tăn.
Dự trù số lượng bé tham gia tiệc
5. Lên phương án kinh phí tổ chức
Nếu xác định được kinh phí tổ chức chương trình, ban tổ chức có thể chủ động lên chương trình phù hợp, tránh những lãng phí không đáng có. Ban tổ chức cũng có thể lên phương án kêu gọi các nguồn tài trợ khác nhau, dưới hình thức hiện vật hoặc tiền mặt. Sự tham gia của nhiều cá nhân, tập thể sẽ giúp chương trình có thêm nguồn kinh phí, từ đó có sự đầy đặn trong các đầu mục chương trình.
Xác định phương án kinh phí tổ chức
6. Tiến hành phân công nhân sự khâu tổ chức
Khi đã lên kế hoạch chi tiết và xác định được kinh phí tổ chức, ban tổ chức cần có sự phân công cụ thể về nhân sự. Nên xác định những vị trí then chốt là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó, tiến hành họp nhóm để sự phân công công việc diễn ra công bằng, tránh những hiểu lầm không đáng có. Nếu đơn vị không đủ nhân sự để tổ chức thì bạn hoàn toàn có thể cân nhắc đến việc thuê công ty tổ chức sự kiện.
Phân công nhân sự cho buổi tiệc
Gợi ý các cách tổ chức tiệc trung thu tốt nhất
1. Trang trí sân khấu tổ chức
Dù quy mô chương trình lớn hay nhỏ thì việc có sân khấu được trang trí đẹp đẽ là điều cần thiết đầu tiên. Đây sẽ là nơi sáng nhất, thu hút ánh nhìn của mọi người tham gia. Vì thế, sân khấu cần được trang trí tỉ mỉ theo chủ đề Đêm hội trăng rằm Trung thu với các phụ kiện chị Hằng, chú Cuội, ông trăng, những chiếc bánh trung thu, đèn ông sao,... Đây đều là những biểu tượng gợi nhớ đến đêm trăng tròn trong lòng mỗi người.
Ban tổ chức cũng có thể thiết kế khu vực đủ rộng với ánh sáng hợp lý để khách có thể tới chụp ảnh làm kỷ niệm.
2. Hình thành các nhóm trò chơi cụ thể, thu hút các bé tham gia
Tết Trung thu được tổ chức hướng tới các bé nhỏ, vậy nên chị Hằng hoặc chú Cuội có thể cùng nhau kêu gọi sự tham gia của các em trong các trò chơi dân gian cụ thể. Đây là cách để khuấy động không khí, giúp các bé bước ra khỏi sự sợ hãi ban đầu, mở lòng tiếp xúc với những người bạn khác.
Trong những năm gần đây, nhiều đơn vị còn tổ chức những cuộc thi nhỏ cho các bé, như thi làm đèn lồng, thi múa lân,... nhằm kích thích sự tham gia của các em nhỏ. Tuy nhiên, ban tổ chức cũng cần chia nhóm trẻ với độ tuổi gần nhau để có sự đồng đều trong mỗi trò chơi. Các bé cũng có thể có được cảm giác thân quen và có thể chơi hết mình.
3. Ôn lại những tích truyện cổ, nguồn gốc Tết Trung thu cùng các em nhỏ
Việc ôn lại những tích cũ về các nhân vật cổ tích gắn liền với Trung như chị Hằng, chú Cuội, thằng Bờm có thể được kể lại dưới dạng những vở kịch, những bài thơ. Người dẫn dắt câu chuyện nên đóng 2 nhân vật chính, thường xuất hiện trong các buổi diễn đêm trăng rằm là chị Hằng, chú Cuội. Sự hóa trang ngộ nghĩnh cùng cách nói chuyện đơn giản, dễ hiểu giúp các bé thấy rõ những ý nghĩa của chương trình trung thu mà các bé tham gia
4. Chuẩn bị những phần quà tặng ý nghĩa
Là chương trình dành cho thiếu nhi, việc chuẩn bị quà cho các bé luôn được cân nhắc để các bé hào hứng đón nhận. Quà có thể không cần nhiều, không quá giá trị nhưng sẽ giúp bé ý thức được cần phải cố gắng hơn nữa trong học, cuộc sống, để đến dịp Trung thu tới sẽ lại được tham dự những hoạt động vui vẻ như vậy.
Hãy giáo dục con em mình không chỉ chơi theo nhóm mà còn sẵn sàng chia sẻ những món quà của mình dành cho bạn bè, nhất là những người bạn kém may mắn hơn mình. Những món quà nhỏ sẽ giúp các bé xích lại gần nhau hơn.
Vì là bữa tiệc ngày Tết Trung thu, nên những chiếc bánh trung thu sẽ là phần quà thích hợp và ý nghĩa cho mọi người tham gia. Đừng quên chuẩn bị những chiếc bánh trung thu đong đầy tình cảm trên bàn tiệc đêm trăng tròn này nhé!
Liên hệ tổ chức workshop trung thu hấp dẫn, vui vẻ cùng phòng bánh Beekitchen
Mùa trăng năm nay nhà Bee rất mong muốn được đồng hành cùng bạn để tổ chức những hoạt động vui nhộn, ý nghĩa dành cho các bạn nhỏ. Tại Beemart, chúng mình hỗ trợ tổ chức các buổi workshop làm bánh trung thu thú vị, hứa hẹn sẽ mang tới cho các bé một buổi vui chơi bổ ích và đáng nhớ.
Liên hệ để được tư vấn với chi phí tiết kiệm nhất:
- Hotline: 090 216 0080
- Fanpage: Phòng bánh Beekitchen
Trên đây Beemart đã giới thiệu tới bạn một số ý tưởng tổ chức buổi tiệc ngày Tết Trung thu thú vị. Hy vọng qua bài viết này, mọi người có thể lên kế hoạch tổ chức và tận hượng mùa Tết Đoàn viên trọn vẹn cùng các bé thiếu nhi nhé!
Bạn cũng có thể tự làm bánh tại nhà khi mua nguyên liệu làm bánh Trung thu tại Beemart nhé, rất tiện lợi an toàn mà giá tốt nhất. Chúc bạn làm thành công!
Thử tự làm bánh trung thu tại nhà với trọn bộ set nguyên liệu làm bánh tiện lợi nhà Bee. Chúng mình có sẵn các set từ truyền thống, hiện đại, bánh trung thu Đài Loan tới các dòng bánh trung thu chay, bánh cho người ăn theo chế độ TẠI ĐÂY:
combo làm bánh trung thu
------------------------------
Beemart cung cấp đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ làm bánh CHÍNH HÃNG khác với GIÁ VÔ CÙNG TỐT. Tải app Beemart ngay hôm nay để mua sắm tiện lợi - dễ dàng và update thông tin làm bánh nấu ăn được nhanh nhất nhé !
App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH
Tải app để mua sắm tiện lợi hơn TẠI ĐÂY!
Hotline hỗ trợ: 1900.636.546