-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Điểm mặt các loại bột mỳ bạn cần biết
Thứ Mon,
05/08/2019
(0) Nhận xét
Đối với các bạn mới bắt đầu làm bánh thì phân biệt các loại bột là một việc vô cùng khó khăn. Hôm nay Beemart có chia sẽ cách phân biệt các loại bột làm bánh theo hàm lượng Protein có trong bột.
Phân biệt các loại bột mỳ theo nhóm cơ bản:
Bản thân các bạn bột mỳ cũng được chia ra làm nhiều loại, tùy thuộc vào “sức khỏe” và “khả năng sinh sản” Gluten của chúng. Về cơ bản có thể chia thành hai nhóm chính là:
- Strong flour: bột mỳ có hàm lượng Gluten cao. Các loại bột trong nhóm này thường được dùng để làm các loại bánh cần kết cấu cứng cáp, dẻo dai như bánh mỳ.
- Weak flour: bột mỳ có hàm lượng Gluten thấp. Các loại bột trong nhóm này thường được dùng để làm các loại bánh ngọt mềm, mịn, nhẹ hoặc các loại đồ tráng miệng có hàm lượng Gluten thấp.
Phân biệt các loại bột dựa vào hàm lượng Protein/Gluten
Trên đây là hai nhóm lớn nhất, nếu chia nhỏ hơn nữa, dựa vào hàm lượng Protein/Gluten trong bột, thì sẽ có các loại bột mỳ là:
- Bread flour: bột làm bánh mỳ: hàm lượng Protein từ 11-14%.
- Pastry flour: làm bánh quy, các loại bánh mỳ nhanh như Muffin và một số loại bánh khác mềm hơn bánh mỳ nhưng không quá mềm như Gateau: hàm lượng Protein từ 9-11%
- Cake flour: bột làm bánh ngọt: làm các loại bánh cần kết cấu mềm nhẹ: hàm lượng Protein từ 7-9%
Ngoài ba loại ở trên ra thì hiện tại trong làm bánh có 2 loại bột khác, rất phổ biến nhưng việc phân loại không dựa vào hàm lượng Protein/ Gluten là:
- All purpose flour/ Plain flour (bột mỳ đa dụng/bột mỳ thường): đây là loại bột làm bánh thường được sử dụng trong gia đình (mặc dù sách bảo là thợ làm bánh chuyên nghiệp thì họ chẳng dùng bột đa dụng kiểu này bao giờ). Gọi là bột mỳ đa dụng là bởi vì nó “đa dụng” – tức là dùng để làm gì cũng được. Hàm lượng Protein trong bột mỳ đa dụng thường dao động quanh khoảng 10.5 – 11.5%.
- Self-rising flour : là bột mỳ đã trộn sẵn với bột nở & muối. Ưu điểm là tiện hơn all purpose flour vì không cần trộn thêm bột nở, nhược điểm là bột trộn sẵn & để lâu thì có thể tác dụng của bột nở sẽ kém hơn, thêm nữa là mỗi công thức bánh có thể sẽ yêu cầu lượng bột nở khác nhau, cho nên không thể dùng cho mọi công thức. Cá nhân mình không thích và không dùng bột này.
Các loại bột mỳ nguyên cám
Ngoài các loại bột mỳ thông dụng và thường gặp nhất kể trên, còn một số loại bột khác cũng được xay từ hạt lúa mỳ là bột mỳ nguyên cám.
Bột mỳ nguyên cám (Whole wheat flour) được xay từ nguyên hạt lúa mỳ. Loại bột này không chỉ giàu Protein hơn mà còn giàu dinh dưỡng và các loại khoáng chất hơn các loại bột kể trên. Về ngoại hình, các loại bột mỳ nguyên cám sẽ có màu sẫm và cũng kém mịn màng hơn. Khi làm bánh sử dụng bột mỳ nguyên cám thì người ta khuyên là nên trộn bột mỳ nguyên cám với bread flour để bánh có kết cấu dẻo dai & thơm ngon nhất.
- Graham flour: cũng là một loại bột mỳ nguyên cám, là thành phần chính trong các công thức Cracker
- Durum flour: bột xay từ durum wheat, có hàm lượng Protein rất cao, dùng làm các loại pasta của Ý
Các loại bột mỳ chính thì mình nghĩ vậy là tạm đủ rùi. Hi vọng là những thông tin này sẽ giúp cả nhà lựa chọn được loại bột phù hợp nhất để làm bánh,Bản thân mình thì trước đây thường là mua bừa bột mỳ bán trong siêu thị, sau khi biết được vụ Protein/ Gluten này thì đi mua bột bắt đầu để ý hơn, và tự nghiên cứu thành phần bột để mua chứ không xem nhãn mác nữa
Quy tắc thay thế các loại bột mỳ
– Để làm bánh mỳ nếu không có bread flour, các bạn có thể dùng all purpose flour, bánh mỳ sẽ vẫn ngon nhưng có thể sẽ không dai bằng . Nhưng đương nhiên một số loại bánh mỳ như Baguette chẳng hạn, sử dụng bread flour vẫn là tốt nhất.
– Với pastry flour và cake flour thì các bạn có thể thay thế bột theo công thức sau:
- Thay 120gram Cake flour bằng 100gram All purpose flour + 20gram Corn starch (tinh bột ngô)
- Thay 120gram Pastry flour bằng 105gram All purpose flour + 15gram Corn starch
Mặc dù hàm lượng Protein rất quan trọng, nhưng thực chất con số về lượng Protein trên bao bì cũng chưa nói lên nhiều điều, vì chất lượng của các loại bột còn tùy thuộc vào chất lượng lúa mỳ, quá trình sản xuất, quá trình bảo quản… Cho nên để làm bánh ngon thì ngoài việc chọn mua loại bột phù hợp, cũng nên cố gắng mua bột của các nhãn hiệu tin cậy và có cách bảo quản hợp lý nhé.
Hy vọng rằng những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp các bạn mới làm bánh có cái nhìn bao quát nhất về các loại bột mì và lựa chọn các loại bột mì phù hợp khi sử dụng.
Từ khóa:
bột làm bánh,
các loại bột