beemart.vn
Gạo lứt chữa bệnh gì? Hiệu quả như thế nào?

Gạo lứt chữa bệnh gì? Hiệu quả như thế nào?

Thứ Wed,
03/07/2019
(0) Nhận xét

Gạo lứt là một loại thực phẩm có rất nhiều lợi ích. Gạo lứt xay làm sữa là nguồn thức uống rất bổ và mát, giải nhiệt và giảm đau. Ngoài những công dụng đó, người ta còn biết đến một tác dụng quan trọng là gạo lứt chữa bệnh. Hôm nay hãy cùng Beemart tìm hiểu xem gạo lứt chữa bệnh gì hiệu quả nhé!

Các nghiên cứu khoa học về việc gạo lứt chữa bệnh gì?

Geoge Ohsawa (1893-1966) được nhìn nhận như người sáng lập ra những nguyên tắc và phong cách sống Thực dưỡng. Ông đã có nghiên cứu khoa học về 10 cách ăn uống để bảo vệ sức khỏe.

Geoge Ohsawa (1893-1966) là người nghiên cứu ra cách ăn số 7 hay còn được biết là ăn gạo lứt chữa bệnh

Trong những nghiên cứu đó có một cách gọi là "cách ăn số 7" dùng gạo lứt chữa bệnh. Cách ăn này chủ yếu ăn gạo lứt muối mè. Đây là một cách ăn dễ áp dụng nhất trong thực đơn và có thể điều trị nhiều bệnh. Tuy nhiên đối với thực đơn ăn uống hiện đại, bạn có thể kết hợp cách ăn này xen kẽ với các thực đơn đa dạng khác. Sự phối hợp này có thể giúp giảm bệnh nhiều hơn.

Gạo lứt chữa bệnh hiệu quả trong trường hợp nào?

Gạo lứt chữa bệnh gì?

- Đau bụng đi ngoài: Gạo nếp lứt 120 hạt, thêm gừng sống, giã nát rồi hòa với nước đun sôi để nguội, rồi uống.
- Chán ăn và bị: Gạo nếp lứt 100g, ngâm nước một đêm, phơi khô sao chín; củ mài 30g; cả hai tán nhỏ trộn đều, mỗi sáng sớm dùng 10g, pha với nước sôi với 3 muỗng nhỏ đường cát và 2g hột tiêu.
- Người già yếu sức:  Gạo lứt 20g, hành 3 củ, chim sẻ 3 con (nhổ lông, rửa sạch, bỏ ruột) nấu chín, bỏ vào một chén rượu, lại nấu một lúc nữa, đổ thêm vào 2 bát nước; nấu cháo ăn mỗi sáng một lần.
- Phụ nữ sau sinh bị mất sữa: gạo nếp lứt và hạt mùi mỗi thứ 5 - 10g, nấu cháo ăn.

Gạo lứt chữa bệnh ăn trong giai đoạn đầu tiên

Đây là giai đoạn giúp cho cơ thể trở về trạng thái cân bằng. Ăn theo cách này sẽ giúp cho cơ thể điều hòa khí huyết, có thể dùng ở nhiều loại bệnh, trong thực dưỡng có nhiều người tin tưởng sử dụng.

- Thực đơn gạo lứt chữa bệnh bao gồm: 

  • Gạo tẻ lứt với số lượng phù hợp cho mỗi người, tuy nhiên được khuyến cáo là không nên quá 400gr / ngày. Tránh tình trạng ăn quá no, gây khó chịu cho dạ dày.
  • Chế biến theo phương thức nấu cơm hoặc nấu cháo đều được.
  • Ăn cùng với muối mè lứt. Tỉ lệ tùy thuộc vào khẩu vị và tình trạng bệnh.

chua-benh-bang-gao-lut-1

Gạo lứt chữa bệnh cần nhiều sự kiên trì và bền bỉ

Cách chia tỉ lệ muối với mè để ăn kết hợp gạo lứt chữa bệnh:

- Phân bị táo bón: 1g muối trộn với 10 - 12g vừng.

- Phân bị lỏng: 1g muối trộn với 5g vừng.

- Phân bình thường: 1g muối trộn với 6 - 7g vừng.

- Khuyến cáo là : Mỗi ngày không ăn quá 50g muối mè.

Thức uống kèm với thực đơn này thì là nước gạo lứt rang. Nên uống nước trong nhiệt độ ấm là tốt nhất.

Thời gian ăn theo thực đơn 1, đến khi nào bệnh bắt đầu ổn định.

Gạo lứt chữa bệnh trong giai đoạn thứ 2

Đây là giai đoạn giúp cho người bệnh phục hồi sức khỏe. Khi bạn ăn thực đơn số 1 đến khi tình trạng bệnh đã thuyên giảm thì sẽ chuyển qua thực đơn thư 2. Khi ăn thực đơn thứ 2 thì phải theo dõi phân và nước tiểu cực kì nghiêm ngặt.

- Thực đơn thứ 2 bao gồm:

  • Gạo lứt tẻ 60% và trộn cùng với một số loại ngũ cốc theo tỉ lệ bên dưới
  • Đậu đỏ 10%
  • Đậu đen 10%
  • Đậu nành 10%
  • Hạt kê 5%

Số lượng vừa đủ với lượng ăn, không ăn quá nhiều. Muối mè vẫn chia theo tỉ lệ như cũ.

- Ở thực đơn số 2 bạn có thể kết hợp với thức ăn phụ: Bao gồm các loại củ quả nhiều màu, các loại cá. Nhưng không quá 200gr.

Thức uống: Đã bắt đầu có thể sử dụng đa dạng các loại trà, pha thật loảng.

Sử dụng thực đơn thứ 2 cho tới khi nào bệnh ổn định hoàn toàn.

Gạo lứt chữa bệnh, muối mè là một trong những cách ăn uống để bảo vệ sức khỏe

Gạo lứt chữa bệnh theo kiểu thực dưỡng trong giai đoạn thứ 3 

Thực đơn này giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, tăng cường bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tái phát. Thực đơn ở giai đoạn 3 đã đa dạng hơn. Người bệnh có thể tự theo dõi tình trạng phân và nước tiểu của mình để điều chỉnh món ăn sao cho phù hợp.

- Thực đơn chính bao gồm: Gạo lứt trộn ngũ cốc như trong giai đoạn 2 và muối mè theo tỉ lệ.

- Các thức ăn phù hợp và theo nhu cầu của cơ thể. Nên điều chỉnh sao cho phù hợp, cân bằng nóng-lạnh trong cơ thể. Ví dụ như ăn thịt bò thì cần phải cho gia vị làm nóng như gừng , tỏi. Ăn trứng vịt lộn thì phải ăn cùng rau răm và gừng để cân bằng. Tuy nhiên nên ăn ít, không nên ăn quá no.

- Thức uống: Các loại trà và nước ép theo sở thích. Nên sử dụng trà thường xuyên. Nên tránh các loại nước ngọt có ga hay cà phê.

Trong thời gian ăn theo thực đơn 3, nếu phát hiện thấy phân và nước tiểu không bình thường, người cảm thấy uể oải, ăn kém ngon là phải dừng lại, tùy theo mức độ mà chuyển sang thực đơn 1 hoặc 2.

Gạo lứt chữa bệnh là phương pháp cần sự kiên nhẫn và bền bỉ. Chúc các bạn có một cơ thể khỏe mạnh và bình an!

Xem thêm:

>> Bột ngũ cốc làm đẹp da tại nhà vừa an toàn lại hiệu quả

 

Tải ứng dụng beemart

Tải App Beemart Tải App Beemart
popup

Số lượng:

Tổng tiền: