beemart.vn
Công dụng của gạo lứt bạn nên biết

Công dụng của gạo lứt bạn nên biết

Thứ Wed,
19/06/2019
(0) Nhận xét

Vài năm trở lại đây, gạo lứt đang trở nên rất phổ biến và xuất hiện khá nhiều trong những bữa ăn hằng ngày. Không chỉ tốt cho sức khỏe, gạo lứt còn là loại thực phẩm hỗ trợ khá nhiều trong công cuộc giảm cân của các chị em. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ công dụng của loại gạo này. Vậy nên hãy cùng mình tìm hiểu thêm về loại gạo "thần thánh" này nhé. 

Gạo lứt

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là loại gạo thông thường nhưng chỉ xay xát sơ do vậy giữ lại được rất nhiều dưỡng chất. Ngày nay nhiều người có xu hướng lựa chọn gạo lứt thay cho cơm trắng, vì phù hợp với chế độ ăn kiêng. Gạo lứt được tận dụng để chế biến thành nhiều loại thực phẩm như gạo lứt rang, bánh quy, miến, bánh đa…

Trên thị trường, gạo lứt được bán khá phổ biến trong siêu thị, đại lý. Đặc biệt, trong các cửa hàng thực dưỡng. Loại gạo này đang được tận dụng để chế biến thành nhiều món ăn như: cơm, trà gạo lứt, bánh,...

Hàm lượng dinh dưỡng có trong gạo lứt

Sự khác biệt về giá trị dinh dưỡng giữa gạo trắng và gạo lứt chưa qua xử lý là khá lớn. Gạo lứt nhiều hơn 349% chất xơ, 203% Vitamin E, 185% B6 và 219% Magiê. Với hàm lượng protein nhiều hơn gạo trắng 19%, gạo lứt đã được chứng minh là một loại thực phẩm khá cân bằng. Điều đáng lưu ý hơn cả là gạo lứt có chỉ số Glycemic là 55 so với gạo trắng là 70. Con số này ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. 

Công dụng của gạo lứt

Bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi bị xâm hại bởi các gốc tự do

Các chất kháng ôxy hóa được coi như là những người bảo vệ tế bào của cơ thể. Các chất kháng oxy hóa mạnh ở trong lớp cùi của gạo lứt như CoQ10, acid alpha-lipoic, các proanthocyanidin oligomic, SOD, các tocopherol và tocotrienol, IP6, glutathione, carotenoid, selen, các phytosterol, gamma-oryzanol, lutein và lycopene đều đã giúp cho cơ thể phòng chống và giảm rủi ro đối với các bệnh nói trên.

Giảm cân 

Gạo lứt cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng giúp cơ thể có cảm giác đói. Chúng cũng giúp cơ thể quản lý được trọng lượng cơ thể thông qua các cơ chế điều hòa lượng đường trong máu, giải độc ruột kết và việc chuyển hóa chất béo. Gạo lứt cũng rất giàu magiê thiên nhiên có khả năng phòng chống hội chứng rối loạn trao đổi chất đồng thời cải thiện quá trình trao đổi chất.

Cơm gạo lứt

Điều chỉnh hàm lượng glucose trong máu ở những người tiểu đường

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng gạo lứt có khả năng kiểm soát, quản lý và làm giảm hàm lượng glucose trong máu của những người bị bệnh tiểu đường. Lớp cùi của gạo lứt có tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu, hàm lượng hemoglobin đã được glycosyl-hóa và cải thiện sự tổng hợp insulin ở các người bị bệnh đái đường type I và type II.

Giảm cholesterol và phòng ngừa bệnh tim mạch

Một số chất dinh dưỡng có trong gạo lứt như chất xơ, carotenoid, phytosterol, acid omega 3 và inositol hexaphosphate (IP6) đều có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống sự ngưng kết các tiểu huyết cầu và làm giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride.

Tăng miễn dịch của cơ thể

Các sterol và sterolin (luôn có trong thực vật) đều là những tác nhân phù trợ quan trọng giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể chặn đứng các bệnh ưng thư, giết chết các vi khuẩn, phá huỷ vi rút và làm chậm quá trình lão hóa. Chúng cũng giúp cho các bệnh nhân nhiễm HIV không phát triển thành AID. Các hiệu quả kháng vi rút và kháng vi khuẩn cũng đã được chứng minh do nồng độ sterolin và phytosterol cao ở trong gạo lứt.

Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Các chất polyphenol và tocotrienol có trong có tác dụng kìm hãm các enzyme vi thể pha 1 và tiểu phần lipo-protein của gạo lứt có tác dụng kìm hãm việc sinh sản nhanh các tế bào bất bình thường.

Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan hết sức mật thiết giữa việc cung cấp chất xơ cao trong chế độ ăn uống và việc giảm nguy cơ các bệnh ung thư ruột kết, ung thư vú. Chất xơ cản trở việc phát triển các khối u bằng cách kết hợp với estrogen ở trong đường ruột và ngăn ngừa nó không bị tái hấp thụ ở trong dòng máu. IP6 trong gạo lứt có hoạt tính chống ung thư rõ ràng và ngăn ngừa việc phát triển tế bào khối u trong ung thư đường ruột và ung thư gan.

Cách sử dụng gạo lứt

Mỳ gạo lứt

Cách sử dụng gạo lứt phổ biến, tốt nhất là nấu thành cơm để không bị biến đổi thành phần dinh dưỡng; có thể kết hợp cùng một số loại hạt như đậu đỏ, đậu xanh, hạt sen... Ngoài ra còn có thể chế biến thành sữa gạo lứt, gạo lứt rang ăn liền với muối mè, rong biển…

Gạo lứt khá cứng, do đó cần ngâm trước khi nấu. Thời gian thường là 10-36 giờ tùy loại gạo. Khi nấu gạo lứt cũng phải cho nhiều nước hơn nấu gạo trắng. Thời gian nấu lâu hơn, khi ăn nên nhai thật. Gạo lứt rất tốt nhưng mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 lần như một loại thực phẩm chức năng. Nếu ăn lâu dài sẽ gây tình trạng nặng bụng, khó tiêu. Với người bình thường, ăn gạo lứt hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe. Với những người dùng gạo lứt với mục đích trị bệnh, nên ăn kèm với muối mè vì nó cung cấp cho cơ thể thêm một lượng acid béo không no cần thiết cho người ăn.

Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng gạo lứt để mix cùng các loại hạt để làm sữa như Sữa gạo lứt mè đen, Sữa diêm mạch hạt bí gạo lứt,... đó nhé. Hãy cùng lên thực đơn hằng tuần với gạo lứt để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình nhé.

Tải ứng dụng beemart

Tải App Beemart Tải App Beemart
popup

Số lượng:

Tổng tiền: