-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bỏ túi cách bảo quản socola handmade đúng chuẩn
Thứ Wed,
08/12/2021
(0) Nhận xét
Valentine - mùa lễ tình yêu đang tới gần, chắc hẳn các chàng trai, cô gái đều đang háo hức tạo nên những món quà dành tặng cho nửa kia của mình. Để làm ra một món quà socola ngon miệng và đẹp mắt, bạn cần bỏ túi những bí kíp làm socola và cách bảo quản socola handmade mà Beemart sắp chia sẻ sau đây!
Các lỗi thường gặp trong bảo quản socola
1. Hiện tượng “lại” đường và bơ
Hiện tượng “lại” đường làm cho bề mặt của socola có màu xám và bao bọc bởi một lớp si rô dính, đó chính là đường bị bốc hơi và kết lại. Hiện tượng “lại” bơ cũng làm cho bề mặt sô cô la có màu xám nhưng là do tinh thể chất béo nhỏ, gây ra bởi sự thay đổi cấu trúc của bơ ca cao ở những nhiệt độ khác nhau.
Hai hiện tượng này xảy ra khi bạn bảo quản socola trong môi trường ẩm ướt, socola sẽ hấp thu hơi nước trên bề mặt và tạo thành lớp đường dính. Độ ẩm khiến socola bị "lại" đường và bơ là 82-85% đối với socola đen và 78% đối với socola sữa.
Socola bị phủ một lớp phấn trắng khi bảo quản không đúng nhiệt độ
2. Hiện tượng socola bị mất mùi vị
Hiện tượng này xảy ra doo socola bị tiếp xúc với nước và ánh sáng mặt trời dẫn đến bị oxi hoá làm mất mùi. Ngoài ra là do đặt socola xung quanh những lọai thực phẩm có mùi mạnh, khiến socola bị nhiễm mùi. Socola để quá lâu cũng sẽ bị mất mùi vị.
3. Socola bị dính vào nhau
Nếu cách bảo quản socola handmade không đúng, để ở nhiệt độ cao thì socola sẽ bị chảy và dính lại với nhau.
4. Socola trắng bị vón cục
Socola trắng chứa nhiều đường, protein sữa và lactose. Những chất này rất nhạy cảm khi nhiệt độ vượt qua 45oC, nó sẽ bị kết vón lại.
5. Socola khi ăn cảm thấy lạo xạo
Socola lỏng để lâu trong môi trường ẩm sẽ hấp thụ nước, lượng nước này sẽ hoà tan đường có trong sôcôla, sau đó kết tinh lại và tích tụ tạo thành các hạt vón cục, gây lạo xạo khi ăn, socola không đươc mịn.
6. Socola có bong bóng hơi và các lỗ nhỏ
Nguyên nhân của tình trạng này là do khi đổ khuôn, bạn rung sản phẩm chưa kỹ, bọt khí trong khuôn vẫn chưa thoát hết ra, tạo nên các lỗ khí. Thứ hai, do socola khi đổ khuôn quá đặc làm bong bóng khí không thoát ra được.
7. Socola bị rạn, nứt
Là do socola bị làm lạnh quá nhanh gây ra thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc sản phẩm được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ quá thấp.
Cách bảo quản socola handmade đúng cách
- Luôn bảo quản ở nhiệt độ từ 18 - 20 độ C và độ ẩm từ 50 - 60%. - Nhớ gói kín socola nhé, tuyệt đối không để socola tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sẽ gây ra hiện tượng chảy nước - Một cách bảo quản socola handmade mà bạn luôn phải nhớ đó là không để socola cạnh những sản phẩm có mùi khác, sẽ khiến socola dễ bị mất mùi và hương vị đặc trưng - Bảo quản socola ở nơi sạch sẽ, không có côn trùng và nấm mốc - Có thể bảo quản lạnh với điều kiện socola không bị rạn, vỡ và phải bọc trong túi nylon hoặc giấy bạc thật kín. - Không bảo quản socola trong môi trường chân không vì socola có thể sẽ bị vỡ
Với các cách bảo quản socola handmade đơn giản này, chắc hẳn bạn đã bỏ túi được cho mình một vài bí kíp tuyệt vời, giúp cho món quà socola thêm phần trọn vẹn và ý nghĩa. Cách bảo quản socola handmade không hề khó phải không nào!
Chúc các bạn làm socola handmade và bảo quản thành công nhé !
>>> XEM THÊM NGUYÊN LIỆU LÀM SOCOLA - CHẤT LƯỢNG - GIÁ TỐT TẠI ĐÂY
>>> XEM THÊM MẪU TÚI HỘP ĐỤNG SOCOLA - ĐẸP - MỚI NHẤT 2022 TẠI ĐÂY
Tham khảo: Cách làm socola tươi trà xanh tặng người thân yêu