-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Ngày Thất tịch là ngày gì? Có ý nghĩa gì? Tại sao lại ăn đậu đỏ?
Thứ Sat,
30/07/2022
(0) Nhận xét
Cứ mỗi năm đến ngày Thất Tịch (7/7 Âm lịch), giới trẻ lại nô nức rủ nhau đi mua các món ăn liên quan đến đậu đỏ về. Bởi theo văn hoá phương Đông, người ta đồn rằng ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ dễ dàng tìm được ý trung nhân, còn nếu đã có đôi có cặp thì sẽ có một kết thúc viên mãn. Thực hư ngày Thất Tịch như nào? Tại sao lại ăn chè đậu đỏ? Hãy cùng Beemart tìm hiểu trong bài viết này nhé!
>> Tổng hợp 7 món ăn ngon từ đậu đỏ nhất định nên thử trog ngày lễ Thất Tịch
>> Đổi vị với 4 công thức chè đậu đỏ Thất Tịch thơm ngon dễ làm tại nhà
Ngày Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa như thế nào?
Ngày Thất tịch là ngày gì?
Nếu như phương Tây có ngày Valentine thì "ngày của tình yêu" ở phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam thì đó chính là ngày Thất Tịch. Người ta còn gọi ngày này bằng những cái tên khác nhau như ngày "ông Ngâu bà Ngâu" hoặc vì ngày hội ngộ của đôi uyên ương trong truyện cổ tích Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ.
Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Thất Tịch
Lễ Thất Tịch là ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được gọi là “Lễ Tình Nhân của người Châu Á”, gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ. Chuyện xưa kể rằng, Ngưu Lang là chàng trai chăn trâu nhà nghèo, nhưng có phẩm chất tốt, hiền lành và chăm chỉ làm ăn. Trong một lần tình cờ Ngưu Lang đã gặp được Chức Nữ - nàng tiên dệt vải, con gái của Vương Mẫu Nương Nương và bắt đầu mối duyên ngang trái tiên - phàm. Hai người nhanh chóng nên duyên vợ chồng và có cho mình hai người con, một trai một gái.
Nhưng cuộc sống êm đềm kéo dài không được lâu khi một ngày kia Chức Nữ buộc phải quay về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Chàng Ngưu Lang nhớ thương, đau xót khuôn cùng đã mang theo hai đứa con đuổi theo nàng nhưng không thể qua sông Ngân Hà, đây là ranh giới phân chia giữa hai cõi tiên - phàm. Dù không qua được sông Ngân Hà nhưng Ngưu Lang quyết không chịu từ bỏ, một mực ở đó chờ đợi Chức Nữ quay về. Cũng từ đó, bên sông Ngân Hà xuất hiện thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang.
Cảm động trước tấm chân tình của hai người, Vương Mẫu Nương Nương đã đồng ý cho họ mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) được gặp nhau trên chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên.
Thất tịch là một ngày lễ quan trọng của người Trung Quốc, còn có tên gọi khác như Lễ hội Trùng Thất, Khất xảo tiết, ngày Thất như đản, ngày Xảo tịch. Tuy nhiên, theo thời gian, những phong tục cổ trong ngày lễ này đã và đang dần mai một. Tuy nhiên, những năm gần đây giới trẻ Trung Quốc lại dần đem ngày lễ này trở lại nhưng những phong tục cũ đã không còn lưu giữ lại nhiều.
Ngày Thất Tịch 2023 là ngày nào?
Ngày Thất Tịch là ngày 7 tháng 7 Âm lịch hằng năm. Chính vì vậy, nó sẽ diễn ra vào ngày 22 tháng 8 năm 2022. Đây là một trong những ngày lễ được giới trẻ quan tâm và mong chờ nhiều nhất trong những năm gần đây.
Lễ Thất Tịch ở các nước Đông Nam Á
Đến nay, ở khu vực Đông Nam Á, có 4 quốc gia ăn mừng ngày Thất Tịch, đó là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Tại Trung Quốc, vào ngày Thất Tịch, các cô gái trẻ chưa lập gia đình thường trưng bày các vật dụng thủ công, mỹ nghệ tự tạo thể hiện được sự khéo léo và tinh tế của họ và mong cầu có thể lấy được một người tận tâm tận tình với mình như Ngưu Lang.
Và món ăn phổ biến nhất tại Trung Quốc vào ngày này là bánh xảo quả là từ bột mì, trứng, sữa với mong ước giúp Ngưu Lang - Chức Nữ được đoàn tụ trên cầu Ô Thước.
Tại Hàn Quốc, ngày này được gọi là Chilseok, người Hàn quốc sẽ tắm sớm để cầu mong sức khỏe tốt. Những món ăn làm từ lúa mì là bánh mì nướng và bánh bột mì là món ăn truyền thống vào ngày này. Người Hàn coi đây là một dịp lễ để thưởng thức trọn vẹn hương vị đến từ lúa mì.
Tại Nhật Bản, sự kiện Tanabana (ngày Thất Tịch) được người Nhật trang trí đường phố, mặc các trang phục theo thuyết ngũ hành, có nghĩa là 5 màu xanh lục, trắng, đen, vàng, hồng. Mọi người sẽ viết các điều ước lên các mảnh giấy ngũ sắc hình nhữ nhật (tanzaku) và gắn lên cây trúc, thỉnh thoảng có kèm theo vật trang trí.
Lễ Thất Tịch ở Việt Nam. Tại sao lại ăn đậu đỏ?
Thất Tịch của Việt Nam có điểm khác biệt lớn so với các nước khác. Lịch sử ghi lại rằng, khi vua Lý Thánh Tông ở độ tuổi 42 nhưng chưa có con để truyền ngôi vị đã đến cầu tự ở một ngôi chùa vào ngày 7 tháng 7, nhờ đó mà đón tin mừng, sinh ra Thái tử Càn Đức. Cũng bởi lý do này nên hàng năm vào ngày 7/7 Âm lịch, trọng lễ được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ hội cầu duyên, con đàn cháu đống, gia đình hạnh phúc.
Nếu trong ngày Thất Tịch mà trời không mưa, các cặp đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và hẹn thề. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.
Bên cạnh đó, nếu như ở phương Tây, người ta tặng nhau những thanh socola ngọt ngào trong ngày lễ Valentine thì trong ngày lễ Thất Tịch, giới trẻ cũng truyền tai nhau rằng nên ăn đậu đỏ sẽ mau “thoát ế”; hoặc những đôi yêu nhau thì sẽ thêm yêu nhau đậm sâu. Vì vậy mà trong ngày này cháo đậu đỏ, sữa đậu đỏ, canh đậu đỏ,... và đặc biệt là chè đậu đỏ thường cháy hàng.
Việc ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ "có người yêu" hay "thoát kiếp FA" chưa được bất kì ai kiểm chứng nhưng việc tin và ăn chè đậu đỏ có mang lại cho ta sự may mắn, sung túc trong cuộc sống hay không đó là tùy cách sống và suy nghĩ của mọi người.
Như vậy, chúng mình đã cung cấp đến cho bạn nguồn gốc, ý nghĩa và lí giải về việc ăn đậu đỏ trong ngày Thất Tịch 2023. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn.
Đừng quên ghé qua Beemart để mua sắm nguyên liệu đậu đỏ để nấu chè cho ngày lễ Thất Tịch thật ý nghĩa nhé!
-------------------------------------------------------
Beemart cung cấp đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ làm bánh CHÍNH HÃNG khác với GIÁ VÔ CÙNG TỐT. Tải app Beemart ngay hôm nay để mua sắm tiện lợi - dễ dàng và update thông tin làm bánh nấu ăn được nhanh nhất nhé !
App Beemart - ỨNG DỤNG #1 MUA SẮM ĐỒ LÀM BÁNH
Tải app để mua sắm tiện lợi hơn!
Hotline hỗ trợ: 1900.636.546