-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Lý giải nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Rằm và Mồng 1 trong văn hóa Việt
Thứ Wed,
25/07/2018
(0) Nhận xét
Theo phong tục và tín ngưỡng của Việt Nam, hàng tháng chúng ta sẽ phải cúng và thắp hương bàn thờ gia tiên trong ngày rằm (ngày 15 Âm lịch) và ngày mồng 1 (Âm lịch). Vậy nguồn gốc của tín ngưỡng này xuất phát từ đâu và ý nghĩa của phong tục này là gì? Có phải chỉ mang ý nghĩa tưởng nhớ, báo hiếu tổ tiên hay không? Hãy cùng Beemart đi tìm câu trả lời ngay nhé!
Sự ra đời của ngày mồng 1 và ngày Rằm
Theo truyền thống, cứ đến các ngày mồng 1 (Âm lịch) hay rằm (15 Âm lịch) hàng tháng, người dân lại đi sắm lễ và chuẩn bị đồ cúng để thắp hương tổ tiên. Ngoài ra người ta cũng rất kỵ làm những việc đại sự vào hai ngày này như tổ chức đám cưới, xây nhà,...Vậy có yếu tố tâm linh nào đằng sau hai ngày này không?
Có ý kiến cũng cho rằng, hai ngày đó là ngày của Phật nên phải thắp hương. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng việc chúng ta thắp hương vào các ngày mồng 1 (ngày Sóc) và rằm (ngày Vọng) là theo thói quen chứ không phải do điều gì cấm kỵ mang yếu tố tâm linh, mà cụ thể là thuộc về lĩnh vực khoa học thiên văn.
Vào ngày Sóc và ngày Vọng, vị trí tương đối giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng. Khi đó, nó tạo ra một xung năng lượng rất đặc biệt tác động vào con người nên thường hay gây ra biến cố như tai nạn, bệnh tật,... Chính vì chưa hiểu về tự nhiên nên người thời xưa cứ đến hai ngày này là rất sợ hãi, phải lễ bái để cầu khấn cho tai qua nạn khỏi. Nhưng ngày nay, vật lý thiên văn phát triển, xã hội tiến bộ, chúng ta hiểu rằng đó là những lực tương tác của các hành tinh lên cơ thể con người nơi có cấu trúc tế bào chiếm 70 - 80% là nước (giống như thủy triều ở trái đất sinh ra là do sức hút của mặt trăng). Vào hai ngày này, chúng ta nên thận trọng hơn trong công việc cũng như trong sinh hoạt.
Chuẩn bị mâm cỗ, cúng bái
Giỗ chạp, lễ Tết là một dịp quan trọng của người Việt để chúng ta nhớ về ông bà, tổ tiên, cũng là dịp để những người thân trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau, cùng nhau trò chuyện và chia sẻ tình cảm. Nhưng điều mà tổ tiên chúng ta chắc chắn mong muốn nhất là con cháu được hoà thuận, hạnh phúc, thành đạt.
Do đó, tấm lòng thành kính vẫn là điều quan trọng nhất, bên cạnh việc bạn chuẩn bị bình hoa, trái cây, đồ cúng, hương khói, tiền vàng,... Trong khi cúng bái, chúng ta thường cầu nguyện cho ông bà tổ tiên siêu thoát cũng như noi gương các cụ để phấn đấu luôn là những người cháu con hiếu thảo, làm việc có ích cho gia đình và xã hội, ngoài ra cũng mong tổ tiên phù hộ độ trì để mọi việc suôn sẻ, thành công.
“Nhân quả” là luật của tự nhiên, có từ khi khai thiên lập địa. Loài người (bằng mọi cách) không thể làm thay đổi được luật tự nhiên này. Người ta hay đổ lỗi cho số phận nhưng không có số phận gì ở đây cả mà chúng ta bị tác động trực tiếp bởi luật nhân quả. “Đức năng thắng số” là nhân quả.
Thờ cúng “đúng chính pháp” là phải hiểu thật rõ: Bệnh tật, tai họa là do hành động thiếu đạo đức làm khổ mình, khổ người của chúng ta tạo ra. Nếu muốn không xảy ra điều đó thì luôn phải sống đúng đạo đức làm người, chứ không nên thờ cúng mê tín cầu khấn khắp nơi mà có thể tai qua nạn khỏi được.
Khi cúng trong ngày mồng 1 và ngày rằm, 5 đồ vật trên bàn thờ gia tiên là: giá nến (kim), bàn thờ (mộc), chén nước (thủy), đèn dầu/ nến/ hương (hỏa), bát hương (thổ) tượng trưng cho yếu tố ngũ hành phong thủy.
Về đốt hương, vàng mã thì tục này du nhập từ Ấn độ vào Trung Hoa vào đời Hán Vũ Đế qua tục thờ tượng vàng của vua Hung Nô. Loại hương dùng gọi là giáng hương thì mới mời triệu được thần linh. Còn về đèn, thì nền văn minh Ấn có tục thờ lửa nên xem đèn như một nghi thức cần thiết. Còn tục cúng phẩm xôi chè và hoa quả là một nét thăng hoa văn hoá về ẩm thực vì đó là thành phẩm của nền kinh tế nông nghiệp cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Những hồi tụng kinh niệm Phật, những tiếng mõ, tiếng chuông qua hương khói và ánh nến lung linh là những lời mời gọi huyền diệu tìm về nơi Phật Pháp cho một triết lý cứu khổ trong cõi vô thường, cũng là để giải thoát cho tâm thanh tịnh, rũ bỏ mọi tham - sân - si trong cuộc sống.
Ý nghĩa của ngày mồng 1 và ngày Rằm
Vào hai ngày này, những người nội trợ trong gia đình thường đi chợ, tất bận sắm sửa đồ cúng bái cho bàn thờ gia tiên, bao gồm: trái cây, hoa, có khi còn thêm đĩa xôi, gà luộc, thịt luộc, giò lụa,... để mâm cúng thêm tươm tất.
Đây không chỉ là tín ngưỡng truyền thống thờ cúng tổ tiên, thể hiện đạo hiếu uống nước nhớ nguồn của người Việt, mà còn là một phần của Phật giáo, gắn liền với giá trị nhân đạo và lối sống mà Đức Phật truyền dạy.
Có thể bạn đã biết trong năm có 3 ngày rằm rất quan trọng là rằm Tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu), rằm Tháng 7 (Tết Trung Nguyên) và rằm Tháng 8 (Tết Trung thu). Và đặc biệt Tết Trung thu là ngày Tết mà nhà nhà, người người đều háo hức, đặc biệt là trẻ em. Đây cũng là lúc ánh trăng to tròn và đẹp nhất, tựa như những chiếc bánh Trung thu tròn đầy, viên mãn.
Ngày nay, trào lưu làm bánh Trung thu handmade rất được ưa chuộng không chỉ bởi những mẻ bánh Trung thu vàng ươm, an toàn ra lò với hương vị cổ truyền thơm ngon mà còn bởi những chiếc bánh này chứa đựng tình cảm đoàn viên, sum vầy gia đình, bạn bè. Để giúp bạn làm ra những chiếc bánh Trung thu truyền thống mà không tốn nhiều thời gian, công sức, phù hợp với nhịp sống hiện đại hối hả, Beemart có cung cấp Combo nguyên liệu làm vỏ bánh nướng, Combo nguyên liệu làm vỏ bánh dẻo, Combo nguyên liệu nhân thập cẩm tiện lợi, thơm ngon, an toàn giúp những người yêu bánh thực hiện ước mơ trong căn bếp của mình.
>>> Xem thêm các Combo Trung thu của Beemart tại đây
- Combo nguyên liệu Nhân thập cẩm 2018
Từ khóa:
nấu ăn