-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Kinh nghiệm nuôi nấm Kefir cho người mới bắt đầu
Thứ Wed,
08/12/2021
(0) Nhận xét
Cách nuôi nấm Kefir được giới thiệu hôm nay sẽ là những bí kíp bỏ túi để bạn có thể nuôi được loại nấm "thần dược" cho sức khỏe này. Nấm Kefir có công dụng tuyệt vời với sức khỏe con người, tuy nhiên giá thành của loại nấm này lại không hề rẻ và cách nuôi nấm tại nhà cũng không hề dễ. Rất nhiều các chị em phụ nữ đã chịu thua trước loại nấm này vì những đặc tính "khó ưa" của nó. Beemart xin đưa ra một số kinh nghiệm nuôi nấm kefir, hy vọng có thể giúp chị em chinh phục được con nấm khó tính này nhé!
>>> Xem thêm:
- Cách làm sữa chua từ nấm Kefir thơm ngon tại nhà
- Kombocha là gì? Tìm hiểu tất tần tật về KOMBUCHA
- Cách làm Biscotti nguyên cám siêu ngon, siêu đơn giản, hỗ trợ giảm cân cực hiệu quả
Nấm Kefir là gì?
Nấm Kefir hay còn gọi là nấm sữa là loại nấm được ví như "thần dược" cho sức khỏe của con người, có xuất xứ từ vùng cao nguyên Tây Tạng huyền bí.
Kefir là những đám vi sinh vật dạng keo sống cộng sinh kết dính với nhau, ăn sữa để nuôi thân và chúng luôn luôn cần sữa và không khí để phát triển mỗi ngày.
Nấm sinh trưởng theo cách tự đẻ thêm những vụn nhỏ và những vụn nhỏ ấy sẽ dần dần dính thành chùm, thành khối lớn hơn.
Khác biệt hẳn với các loại nấm khác, Kefir thuộc nhóm nấm men, là một loại vi khuẩn ăn sữa tươi. Chúng sản sinh ra một số loại men có lợi cho cơ thể, rất giàu khoáng chất, vitamin và có chức năng rất tốt để chống lại những vi trùng gây bệnh cho con người.
Nếu ăn nấm trong một khoảng thời gian nhất định, loại "vi khuẩn" này sẽ giúp cơ thể của bạn dễ hấp thu, đặc biệt có tác dụng tốt đối với trẻ biếng ăn và bà bầu. Ngoài ra nấm còn hỗ trợ chữa bệnh (bệnh tim mạch, huyết áp, gan, phổi,..), duy trì tế bào phát triển tốt, giúp hệ thần kinh khỏe mạnh. Đây chính là lý do vì sao mà nhiều cách nuôi nấm Kefir luôn đứng top tìm kiếm của Google.
Kinh nghiệm nuôi nấm Kefir cho thấy đây là một loại nấm cực kì khó tính, chúng kiêng kị rất nhiều thứ và có thể chết bất cứ khi nào nếu trong quá trình nuôi bạn không đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của chúng. Chính vì thế mà đã có rất nhiều chị em đau đầu vì nó, nuôi đi nuôi lại nấm vẫn bị chết. Hiểu được điều này, Beemart xin đưa ra một số kinh nghiệm nuôi nấm Kefir hữu ích đã được tổng hợp và đúc kết lại. Hy vọng sẽ giúp bạn thành công khi nuôi trồng loại nấm này.
Một số kinh nghiệm nuôi nấm Kefir dành cho bạn
1. Giai đoạn chuẩn bị trước khi áp dụng kinh nghiệm nuôi nấm Kefir:
1.1. Dụng cụ để ngâm, nuôi nấm Kefir - điều cơ bản của kinh nghiệm nuôi nấm Kefir
Nấm Kefir là một loại nấm rất kỵ với kim loại và chúng có thể ăn mòn kim loại khi được tiếp xúc với chất liệu này. Vậy nên tất cả các dụng cụ dù là nhỏ nhất (môi, thìa, dụng cụ lọc,...) dùng trong quá trình vệ sinh nấm, nuôi nấm,... đều không được sử dụng kim loại. Với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi nấm Kefir thường hay mắc phải lỗi này khiến cho việc nuôi nấm thường thất bại.
Bởi vậy, lời khuyên mà Beemart đưa ra là các bạn có thể nên sử dụng các chất liệu nhựa cao cấp, bằng gỗ hoặc thủy tinh (chai nhựa, lọ thuỷ tinh,...) để nấm phát triển tốt và đảm bảo có thêm những chất độc hại cho cơ thể con người khi ăn thức ăn từ nấm.
1.2. Bảo quản nấm khi vận chuyển từ nơi mua về
Từ những kinh nghiệm của những nuôi nấm Kefir lâu năm, để chắc chắn nấm không bị chết trong quá trình vận chuyển về nhà, bạn cần cho nấm vào hộp nhựa kín. Sau đó, đổ sữa tươi vào theo tỉ lệ 1 thìa cafe nấm tương ứng với 200ml sữa tươi, rồi vặn nắp lọ lại và vận chuyển như bình thường. Nấm có thể không bị chết trong vòng 3 ngày hoặc hơn kể từ ngày bắt đầu mua. Vì thế nếu buộc phải mua nấm ở nơi xa, bạn có thể cân nhắc có nên mua nó hay không nhé.
2. Giai đoạn nuôi nấm - điều quan trọng nhất của kinh nghiệm nuôi nấm Kefir
2.1. Vệ sinh nấm đúng cách trước khi nuôi
Theo những người có kinh nghiệm nuôi nấm Kefir, để đảm bảo vệ sinh cũng như giúp nấm có tiền đề để phát triển tốt trong tương lai thì chắc chắn bạn phải vệ sinh nấm trước khi nuôi. Đây là bước nuôi nấm Kefir khá quan trọng nhưng không phải ai cũng biết đâu nhé.
Bạn đưa nấm vào một cái tô nhựa hay ca nhựa, sau đó đổ nước đun sôi để nguội vào, dùng môi nhựa khuấy nhẹ nhàng (không được khuấy mạnh nhé vì bạn có thể làm nấm chết). Tiếp tục đổ nấm vào rây nhựa, lắc hoặc đảo nhẹ để nước róc hết, thế là đã xong công việc "tắm rửa" cho nấm Kefir rồi. Cũng theo nhưng người có nhiều kinh nghiệm nuôi nấm Kefir thì nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng sữa để rửa nấm, vì dù sao chúng cũng ưa nấm hơn mà.
***Lưu ý: Bạn chỉ nên vệ sinh nấm tối đa hai lần như vậy, không nên rửa nấm đến khi nước trong vì rất có thể bạn đã vô tình "rửa" đi rất nhiều vi khuẩn có lợi của con nấm. Sau bước này là bạn có thể bắt đầu làm sữa chua được rồi đấy.
2.2. Chọn loại sữa phù hợp theo kinh nghiệm nuôi nấm Kefir
Sữa là nguồn thức ăn không thể thiếu của nấm Kefir, chỉ cần bạn không cung cấp đủ sữa cho chúng trong vòng vài giờ là chúng có thể chết bất cứ lúc nào. Bởi vậy, bạn cần phải đảm bảo nấm luôn luôn trong tình trạng đủ "thức ăn" nhé.
Bạn nên sử dụng sữa tươi, sạch, không đường, ít béo, hạn sử dụng ngắn để nuôi nấm, không nên sử dụng sữa có thời gian sử dụng lâu dài vì có thể làm nấm chậm phát triển hơn. Theo kinh nghiệm của những người nuôi nấm Kefir, trong toàn bộ thời gian nuôi nấm, chỉ nên sử dụng một loại sữa để nấm không mất thời gian thích nghi với môi trường mới làm chậm tiến độ phát triển của chúng.
Tuy nhiên, việc muốn đổi thành một loại sữa ngon hơn trong quá trình nuôi thì bạn hoàn toàn có thể đổi được mà không lo nấm bị chết nhé. Bởi những con nấm sẽ tự động thích nghi với môi trường mới.
2.3. Vệ sinh và cấy lại sữa ngay khi thấy nấm Kefir chuyển màu vàng
Trong quá trình nuôi nấm nếu thấy hiện tượng nấm bắt đầu chuyển sang màu vàng và xuất hiện mùi lạ thì tức là nấm đang bị thiếu sữa. Lúc đó bạn phải ngay lập tức đem nấm đi vệ sinh, đổ sữa cấy lại. Nếu để hiện tượng này trong một thời gian dài thì sẽ không cứu nấm được nữa đâu. Đây là một điều quan trọng trong quá trình nuôi nấm Kefir thành công buộc bạn phải nhớ nha!
2.4. Lo lắng nấm Kefir nổi lên chưa là nấm đã chết?
Một hiện tượng khác bạn có thể gặp trong quá trình nuôi nấm đó là nấm sẽ nổi lên rồi lặn xuống. Đừng lo, với kinh nghiệm nuôi nấm Kefir của mình đó là chuyện hoàn toàn bình thường, không phải cứ thấy nấm nổi lên là những con nấm đã chết đâu nhé, hãy cứ tiếp tục nuôi như bình thường.
2.5. Tốc độ phát triển phụ thuộc vào thời tiết
Điều kiện thời tiết bên ngoài cũng có thể tác động đến sự sinh sôi nảy nở của nấm, đôi khi nấm sẽ với tốc độ nhanh nhưng đôi khi lại phát triển chậm lại. Do đó, kinh nghiệm nuôi nấm Kefir ở đây là nên để lọ nấm ở nơi thoáng mát, nhiệt độ, độ ẩm ở mức ổn định nhất.
2.6. Nấm mới sinh ra có thể bé hơn nấm ban đầu
Trong quá trình nuôi, có thể bạn sẽ thấy hiện tượng nấm phát triển tốt, số lượng tăng lên trông thấy nhưng từng con nấm không to mà chỉ bé xíu, thậm chí bé hơn so với con nấm ban đầu. Có ba nguyên nhân gây ra điều này, một là có thể là do loại nấm, hai là do nấm tự tách nhỏ ra trong quá trình nuôi, ba là trong khi vệ sinh nấm bạn đảo mạnh tay làm nấm tách ra. Tuy nhiên con nấm to hay nhỏ cũng không ảnh hưởng gì đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm nhé.
Cách nuôi nấm Kefir đơn giản tại nhà
Với kinh nghiệm nuôi nấm Kefir kể trên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm làm tại với những bước đơn giản như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 220ml túi sữa tươi không đường (để ở nhiệt độ phòng)
- Lọ thủy tinh
- Một cái nồi to đủ đặt ly vào nằm ngang
- Kéo
- Vải màn mỏng / Khăn xô sạch
- Dây chun
Cách làm nấm sữa kefir:
- Bước 1: Cho nước vào nồi và đun sôi. Nước sôi thì tắt bếp, cho lọ thủy tinh vào đặt ngang, lăn đều ly để khử trùng, lặp lại bước khử trùng này với cây kéo.
- Bước 2: Úp lọ xuống một cái rổ để cho ráo nước, thật khô và nguội, tuyệt đối không lau lọ vì sẽ khiến bị nhiễm khuẩn trở lại.
- Bước 3: Lấy kéo đã khử trùng (không dùng miệng mở túi sữa) cắt miệng túi sữa nhẹ nhàng và rót vào lọ thủy tinh từ từ. Sau đó lấy vải màn đậy lại, buộc chun cho cố định và kéo căng vải màn ra là xong. Để lọ sữa vào nơi khô ráo, thoáng mát từ 4 - 5 ngày hoặc chậm nhất là một tuần sẽ thu được sản phẩm.
- Bước 4: Đổ phần sữa qua một chiếc rây để lấy phần sữa chua tự nhiên chảy xuống. Tuyệt đối không dùng thìa để ép sữa qua rây. Phần sữa còn lại trong rây chỉ dùng thìa khuấy nhẹ để lấy phần sữa còn lại.
- Bước 5: Lấy nước đun sôi để nguội đổ qua rây một lúc các bạn sẽ thấy sản phẩm thu hoạch được là những miếng giống như bã đậu màu trắng sữa, đó là men. Tiếp tục cho phần men đấy vào một lọ sữa tươi tiếp theo để nuôi tiếp. Những lần sau thì sẽ không cần phải rửa lọ gì cả, cứ đổ sữa ra lọ cho men vào là chúng sống.
Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi nấm Kefir mà Beemart muốn gửi đến những người đã, đang và sẽ có mong muốn "chinh phục" được con nấm khó tính bậc nhất này. Chúng tôi rất mong bạn sẽ thành công trong các lần nuôi tiếp theo. Bee chờ đợi tin tốt từ bạn nhé!
Để mua nguyên liệu làm, dụng cụ làm bánh và pha chế CHÍNH HÃNG, ĐA DẠNG với mức GIÁ TỐT NHẤT, các bạn hãy ghé qua Beemart để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé!
>>> Xem thêm: Cách làm sữa chua từ nấm Kefir thơm ngon dinh dưỡng