-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
[BeeShare] Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề : 5 bước giải quyết những vấn đề “khó nhằn” nhất
Thứ Thu,
22/10/2020
(0) Nhận xét
Trong cuộc sống bạn sẽ luôn phải đối mặt với những vấn đề. Nếu vấn đề không được giải quyết, nó có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường nhưng bài toán giải quyết vấn đề chưa bao giờ là dễ dàng. Tham khảo ngay 5 bước trong kỹ năng giải quyết vấn đề để đi tìm lời giải cho mọi vấn đề trong cuộc sống nhé!
Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
Trước hết chúng ta cần hiểu định nghĩa về “vấn đề”. Vấn đề là những tình huống không mong muốn xảy ra ví dụ như bạn mắc lỗi trong công việc, bạn không mong muốn nhưng điều đó vẫn xảy ra và đặt ra yêu cầu bạn cần giải quyết.
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng hóa giải, gỡ rối, giúp bạn thoát ra khỏi tình huống không mong muốn hoặc khắc phục các hệ quả mà nó để lại.
Vai trò của kỹ năng giải quyết vấn đề
- Cuộc sống luôn luôn tồn tại vấn đề vì vậy bạn cần biết cách giải quyết chúng để công việc và cuộc sống được thuận lợi, suôn sẻ
- Bên cạnh các kỹ năng như interpersonal skills, kỹ năng quản lý thời gian…. kỹ năng Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định về việc xử lý vấn đề là một trong những kỹ năng “vàng” hạ gục các nhà tuyển dụng.
Rèn luyện kỹ năng: gợi ý 5 bước giải quyết vấn đề
1. Nhìn nhận và phân tích vấn đề
Bước đầu tiên khi bắt tay vào giải quyết vấn đề là bạn cần hiểu rõ về tình huống bạn đang gặp phải. Cách dễ dàng nhất để nhận biết và phân tích một vấn đề là đặt ra và trả lời 6 hỏi 5W+1H:
What: Vấn đề bạn gặp phải là gì
When: Vấn đề bắt đầu từ khi nào, nó có thể kéo dài trong bao lâu và mất khoảng bao lâu để giải quyết
Who: Những ai liên quan đến vấn đề này?
Where: Vấn đề xuất hiện ở đâu
Why: Why là câu hỏi quan trọng nhất khi giải quyết vấn đề. Bạn cần tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến vấn đề. Có thể chia ra thành nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
2. Xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ
Khi ứng xử bất cứ vấn đề nào, bạn cũng nên nhìn nhận nó ở nhiều khía cạnh, đừng gò bó, khuôn khổ hóa suy nghĩ của mình. Bạn có thể xem xét vấn đề ở nhiều góc độ bằng cách đặt bản thân vào vị trí của những người liên quan hoặc vào vị trí của những người đã giải quyết thành công các vấn đề tương tự. Nếu bạn là họ, bạn sẽ đánh giá vấn đề này thế nào, mức độ nghiêm trọng ra sao, cần những gì để giải quyết vấn đề đó. Việc xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ giúp bạn đánh giá chính xác và phán đoán tốt hơn những bước tiếp theo phải làm, từ đó nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề cho bạn.
3. Đề ra các giải pháp
Sau khi đánh giá và nhìn nhận toàn diện về vấn đề, bước tiếp theo là bạn cần đặt ra các kế hoạch, chiến lược làm sao để giải quyết các vấn đề đó. Đây là bước quan trọng nhất trong kỹ năng giải quyết vấn đề vì nếu bạn chọn giải pháp sai, vấn đề sẽ không được giải quyết và còn trở nên tồi tệ hơn. Bạn có thể đề ra một vài giải pháp và đưa ra quyết định sẽ lựa chọn giải pháp nào.
Các cách đề ra các giải pháp:
- Dựa theo kinh nghiệm của bản thân: Nếu bạn đã từng gặp vấn đề tương tự trong quá khứ và giải quyết thành công, hãy thử suy xét lại xem trong tình huống ở quá khứ, bạn đã làm gì để vượt qua.
- Hỏi ý kiến những người xung quanh: Một cái đầu sẽ khó mà tư duy nhanh và suy xét toàn diện bằng nhiều cái đầu, bạn hãy nhờ tới sự trợ giúp của những người xung quanh để tham khảo ý kiến, từ đó rút ra giải pháp cho riêng mình
- Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước. Trong cuộc sống có khá nhiều ví dụ về kỹ năng giải quyết vấn đề có tính điển hình, bạn có thể tham khảo từ sách vở, internet và cả những người quen trong cuộc sống.
- Đi theo một hướng hoàn toàn mới: Đôi khi những kinh nghiệm trong quá khứ hoặc kinh nghiệm của người khác không còn phù hợp với hiện tại hoặc không phù hợp với tình huống của bạn. Khi đó, điều cần thiết là cần đề ra một phương hướng mới, phá bỏ những suy nghĩ rập khuôn, sáo mòn.
4. Thực hiện các giải pháp
Sau khi kế hoạch đã được đề ra, bước tiếp theo là bắt tay vào thực hiện. Đây là bước hiện thực hóa việc giải quyết vấn đề. Hãy bình tĩnh và chuẩn bị tâm lý vấn đề mới có thể phát sinh khi thực hiện các vấn đề. Khi đó đừng cảm thấy cuống, hãy lặp lại các bước trên và giải quyết từng vấn đề một.
5. Đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm
Đánh giá và rút ra bài học giúp bạn có thêm kinh nghiệm áp dụng cho những vấn đề sau này. Việc đúc rút kinh nghiệm không nhất thiết yêu cầu bạn phải ghi chép hay làm thành những bảng tổng kết cầu kỳ, bạn chỉ cần tự suy ngẫm lại toàn bộ quá trình giải quyết từ việc nhìn nhận, tìm ra nguyên nhân, lựa chọn giải pháp cho đến khi thực hiện giải pháp.
Kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ là một kỹ năng thiết yếu mà bạn luôn sử dụng trong cuộc sống mà còn là một điểm cộng trong CV tìm việc. Với 5 bước dễ hiểu và dễ áp dụng mà bài viết chia sẻ, chúng tôi tin rằng, bạn có thể giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống kể cả những vấn đề “khó nhằn” nhất. Chúc bạn luôn thành công và gặp nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống.
Từ khóa:
Không có từ khóa nào được đặt